chi tiết Tin
20 kỹ năng lái xe cần biết
Mỗi lái xe, đặc biệt là các lái xe chuyên nghiệp, không chỉ đơn giản là biết điều khiển chiếc xe hơi một cách thành thạo, mà còn phải biết xử lý các tình huống, bảo quản và chăm sóc xe. Bạn sẽ làm gì khi xe bị chết ắc quy và không khởi động được, xe đang đi bị nổ lốp, đèn báo check động cơ bật sáng, xe bị ngập nước và hàng chục vấn đề khác?

Đối với các tài già có nhiều kinh nghiệm, đây có thể là những điều mà họ làm hằng ngày và chẳng có gì lạ lẫm. Tuy nhiên, loạt chuyên đề với 20 bài về những kỹ năng này do tạp chí Autonet đúc kết ngắn gọn được kỳ vọng sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho tất cả những ai đang sử dụng xe hơi, đặc biệt là các tài xế mới.

Phần 1 – Kiểm tra lốp xe Sunshine Golden River Ciputra

Lý do phải kiểm tra lốp

Việc kiểm tra lốp (kể cả lốp dự phòng) là khâu nên làm trước mỗi một chuyến đi. Lốp xe của bạn có thể thiếu áp suất sau một thời gian sử dụng hoặc thừa áp suất do quá trình bảo dưỡng hay sửa chữa mà được bơm không đúng tiêu chuẩn. Áp suất thiếu hay thừa đều làm ảnh hưởng đến tính năng vận hành của xe, mức tiêu thụ nhiên liệu, tính năng phanh và quan trọng là làm cho lốp bị mòn không đều.

Đối với các dòng xe hiện đại, cao cấp và được trang bị hệ thống kiểm soát áp suất lốp thì công việc trở nên đơn giản. Nhưng với các dòng xe bình dân và không được trang bị hệ thống này thì mỗi lái xe cần là một chuyên gia thực thụ trong việc nhìn nhận và đánh giá áp suất lốp xe. Vinhomes Gallery

Các tình huống cụ thể Sunshine Golden River

Lốp thiếu áp suất: Trước tiên, lốp bị thiếu áp suất sẽ làm tăng lực ma sát do bề mặt tiếp xúc với mặt đường tăng lên, gây tiêu hao nhiên liệu và ồn hơn. Bên cạnh đó, sức nặng của xe sẽ đè xuống chủ yếu hai bên thành lốp. Chính vì vậy, nếu lốp xe thường xuyên bị thiếu áp suất thì hai bên thành lốp sẽ có xu hướng mòn nhanh hơn phần giữa lốp (xem ảnh chi tiết).

Lốp thừa áp suất: Điều đầu tiên mà mỗi lái xe có thể cảm nhận được khi lốp bị thừa áp suất là xe bị xóc hơn khi vận hành trên đường xấu. Hơn nữa, khi lốp thừa áp suất thì có xu hướng căng tròn khiến độ ma sát bị giảm do diện tích vệt bánh xe giảm đi (ảnh hưởng ít nhiều đến tính năng của phanh) và lòng lốp sẽ có xu hướng mòn nhiều hơn hai bên thành lốp. Tuy nhiên, lốp thừa áp suất cũng có ưu điểm là giúp tiết kiệm nhiên liệu (xem ảnh chi tiết). Sập gỗ lim giá rẻ

Khi lốp xe đạt áp suất chuẩn, trọng lượng xe sẽ nén đều trên cả lòng lốp và thành lốp. Chiếc xe sẽ vận hành êm ái nhất, đảm bảo lực ma sát tối ưu trong khi vẫn đạt hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và quan trọng là lốp mòn đều trong quá trình sử dụng. Việc kiểm tra lốp dự phòng sẽ chắc chắn rằng khi lốp xe của bạn bị thủng hay nổ dọc đường thì bạn đã có sẵn để thay thế.

Phương hướng giải quyết

Mỗi lái xe cần tự sắm cho mình một thiết bị đo áp suất lốp để sử dụng khi cần thiết. Một chiếc đồng hồ đo áp suất lốp chất lượng khá tốt thường có giá khoảng 100.000VNĐ. Và điều cần lưu ý là mỗi lái xe cần biết chỉ số áp suất lốp xe của mình là bao nhiêu, đặc biệt là trên các dòng xe không trang bị hệ thống cảnh báo áp suất lốp.

Phần 2: Xe nổ lốp khi đang chạy
Nguyên nhân nổ lốp

Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố nổ lốp khi xe đang chạy. Lý do trước tiên có thể kể ra là mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ.

Lý do thứ 2 chính là áp suất không đạt chuẩn. Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế khiến cho các lớp vải bố bị dạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn…

Lốp xe cũng có thể dễ dàng bị nổ chỉ một lý do đơn giản là trong một pha cua gấp ở tốc độ cao trong khi lốp đã bị mòn quá nhiều.

Kinh nghiệm xử lý

Điều đầu tiên mà lái xe ô tô cần chú ý là thật bình tĩnh, bởi cảm giác hoảng sợ có thể khiến bạn không kiểm soát được vô-lăng nên rất dễ bị mất lái. Nhiều lái xe có thể ngay lập tức rút chân khỏi bàn đạp ga và nhấn phanh, nhưng đó có thể cũng sẽ là thao tác gây nên hậu quả xấu nhất.

Ngay khi nổ lốp, lái xe cần cố gắng duy trì làn đường đang chạy để xe không bị chuyển hướng đột ngột rồi thật từ từ rút chân ra khỏi chân ga. Trong khoảnh khắc này, tất cả những gì bạn xử lý đối với vô-lăng cũng không được đột ngột mà phải thật từ từ. Hãy để cho chiếc xe tự chạy chậm dần (do bạn từ từ rút chân ga) rồi nhẹ nhàng chuyển sang chân phanh và rà nhẹ để tốc độ của xe giảm dần. Bật đèn xi-nhan rồi từ từ cho xe vào lề đường, chỗ có không gian rộng và bằng phẳng.

Trên thực tế sẽ có những tình huống phức tạp hơn những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng, chẳng hạn như xe bị nổ lốp khi đang vào cua. Trong những trường hợp như vậy, việc xử lý chân ga, chân phanh và vô-lăng một cách êm dịu và nhẹ nhàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thật khó để có thể nói rằng bạn sẽ an toàn nếu nổ lốp khi xe đang ôm cua gấp, chính vì vậy lời khuyên cũ rích cho các lái xe là không nên coi nhẹ việc cài dây đai an toàn và giảm tốc độ khi cần thiết.

Phần 3: Xe không khởi động được

Vấn đề không khởi động được động cơ đang sử dụng là do hai nguyên nhân cơ bản:

Nguyên nhân thứ nhất:

Khi bật chìa khóa khởi động không nghe tiếng động cơ khởi động quay, hệ thống có thể hỏng ở động cơ điện khởi động. Hư hỏng này có thể xảy ra khi:

- Bình điện quá yếu
- Tiếp xúc điện với thân máy bị quá lỏng hay rỉ sét
- Cáp bình điện bị rỉ tại các chỗ nối (thường xảy ra khi đi trời mưa, rửa xe, xe để lâu ngày…)
- Rơ-le đóng mạch khởi động bị cháy cụt bên trong
- Máy khởi động bị cháy đút mạch điện, dây cuốn…

Còn khi nghe tiếng máy khởi động quay rít như ở tốc độ cao, nguyên nhân có thể là:

- Khớp một chiều bị kẹt, hỏng
- Bánh răng ăn khớp sang động cơ bị mòn vẹt
- Điều chỉnh ra vào bánh răng sai (sau sửa chữa)

Nguyên nhân thứ hai:

Khi động cơ điện khởi động quay được động cơ nổ, nhưng động cơ nổ không làm việc nên không khởi động được máy. Sự cố lúc này thuộc về động cơ nổ. Các hư hỏng liên quan đến động cơ nổ thì rất đa dạng, bao gồm phần cung cấp nhiên liệu, điện dánh lửa, hay các hư hỏng về nhảy cam, sai pha phối khí…

Khởi động xe khi điện yếu

Với trường hợp xe không nổ máy do điện yếu, có thể có thêm biểu hiện là đèn báo hệ thống sạc điện bật sáng, bạn vẫn có thể khởi động lại được xe khi có sự trợ giúp. Thiết bị cần có trong tình huống này là một bộ dây câu và một nguồn điện tương ứng với ắc-quy của xe. Nguồn điện này có thể là một ắc quy dự phòng hoặc một chiếc xe với hệ thống điện làm việc bình thường.

Dùng dây câu đấu các đầu cực của ắc quy dự phòng (hoặc ắc quy của xe vẫn hoạt động tốt) vào ắc quy trên xe của bạn (chú ý màu của dây phải phù hợp với màu của đầu cực ắc quy). Tiếp đó, khởi động xe (thường thì khởi động được ngay nếu nguyên nhân là do ắc quy bị yếu điện), gỡ bỏ dây câu rồi mang xe đến gara gần nhất để xử lý.

Những nguyên nhân gây “ngốn” điện

Thông thường, hệ thống điện trên các dòng xe cao cấp sẽ bị sụt dần nếu để xe “ngủ quên” trong ga-ra quá lâu. Lý do là vì dù đã tắt chìa khóa điện, nhưng một số bộ phận trên xe vẫn trong trạng thái chờ và tiêu tốn điện năng như hộp nhận lệnh điều khiển từ xa, thiết bị chống trộm… Các chuyên gia khuyên rằng để tránh sụt điện, lái xe có thể cứ 10 – 15 ngày lưu xe lại cho xe nổ máy khoảng 20 phút.

Nhiều lái xe có thói quen giải trí (nghe nhạc, xem phim…) trong khi xe không nổ máy (đồng nghĩa với việc máy phát không làm việc) khiến điện ắc quy bị sụt xuống dưới ngưỡng có thể khởi động. Bên cạnh đó, việc đấu nối hay nâng cấp các chi tiết liên quan đến hệ thống điện như đèn, còi, loa… nêu không đúng kỹ thuật cũng có thể gây tổn hại cho hệ thống điện.

Phần 4: Kỹ năng kiểm tra dầu và nước làm mát

Công việc đơn giản

Kiểm tra dầu động cơ và nước làm mát là một trong những công việc đơn giản nhất, nhưng cũng không kém phần quan trọng. Thông thường, trên các loại xe đời mới, que thăm dầu được ghi rõ dòng chữ Engine Oil và có thể dễ dàng nhìn thấy ngay khi mở ca-pô xe. Kết hợp với việc kiểm tra dầu động cơ, lái xe cũng cần thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát để chắc chắn rằng mực nước trong bình luôn ở ngưỡng an toàn (ở giữa hai vạch đánh dấu trên bình)

Các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên rằng nếu hay phải đi đường xa thì mỗi lái xe cần trang bị một lọ nước làm mát dự phòng để bổ sung khi cần thiết. Đèn báo nhiệt độ động cơ sẽ bật sáng khi động cơ nóng quá giới hạn cho phép

Trong phần tiếp theo của bài viết này, Autonet sẽ đề cập các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra dầu động cơ. Chú ý là xe cần được đỗ ở chỗ khô thoáng, tránh bụi bẩn trong khi kiểm tra. Trước khi kiểm tra dầu động cơ, lái xe cần chuẩn bị một chiếc khăn lau sạch.

Rút que thăm dầu lên và lau sạch dầu bám trên đầu que. Tiếp đó, lại đưa que thăm dầu vào rồi khẩn trương rút ra. Vết dầu sẽ bám trở lại vào đầu que đã được lau sạch trước đó. Từ vết bám mới đó, chúng ta có thể biết được mực dầu trong động cơ có đủ hay không nhờ việc quan sát hai điểm đánh dấu trên đầu que. Mức dầu ổn khi vết dầu bám nằm ở giữa hai điểm đánh dấu đó.

Nhận biết nguy cơ

Mỗi chủ xe cần xem kỹ tài liệu hướng dẫn thay thế dầu cho chiếc xe của mình. Các nhà sản xuất xe hơi khuyến cáo cứ sau khoảng 10.000km phải thay dầu động cơ. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật tại Việt Nam cho biết trong điều kiện nước ta thì chu kỳ là 7.000 – 8.000km là tốt nhất. Lý do là vì đường sá nhiều nơi có chất lượng xấu, động cơ phải làm việc mệt mỏi do tăng giảm ga thường xuyên.

Những sự cố thường gặp liên quan đến dầu bôi trơn động cơ có thể là cạn dầu bôi trơn hoặc lưới lọc dầu bị tắc do cặn bẩn lâu ngày bám vào dẫn đến dầu bôi trơn trong cạc-te không lưu thông được vào các đường cấp dầu. Khi đó, biểu hiện đầu tiên của việc động cơ thiếu dầu là bị bó máy, gây lỳ máy và có thể cảm nhận rõ. Động cơ sẽ ồn hơn và bị mài mòn rất nhanh nếu hoạt động trong điều kiện này.

Trên các xe hơi hiện đại, các sự cố liên quan đến dầu động cơ sẽ được cảnh báo trên bảng táp-lô. Khi chiếc đèn này bật sáng, lái xe cần cho xe dừng lại và tìm một gara gần nhất để xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc cho động cơ xe.

hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ:

GARAGE NĂM ĐÔNG
Địa chỉ : Số 07 QL 1A, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp HCM 
Hotline: 0903 664 733 - 0914 664 733
Email: garanamdong@gmail.com

Website: garanamdong.com